Friday, October 21, 2016

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ LỚP 12: P 7

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ LỚP 12: P 7
Bài 3: MĨ, NHẬT BẢN, TÂY ÂU SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
Câu 18: Mĩ trở thành trung tâm kinh tế -  tài duy nhất của thế giới trong thời gian nào của thế kỉ XX ?
  a/. Thập niên 40 - 50.                                                                 b/. Thập niên 50 - 60.
  c/. Thập niên 60 - 70.                                                                 d/. Thập niên 70 - 80.
Câu 19: Nguyên nhân nào là cơ bản nhất thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng sau chiến tranh thế giới thứ  hai ?

  a/. Nhờ buôn bán vũ khí cho các nước tham chiến, tài nguyên thiên  nhiên phong phú.
  b/. Áp dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật.
  c/. Quân sự hóa nền kinh tế.
  d/. Tập trung sản xuất và tư bản cao.
Câu 20: Tổng thống Mĩ đầu tiên sang thăm Việt Nam là:
  a/. Kennơđi                                                                              b/. Nichxơn
  c/. B. Clintơn                                                                            d/. G. Bush
Câu 21: Mĩ đã tuyên bố xóa bỏ cấm vận và bình thường hóa quan hệ với Việt Nam vào thời điểm nào ?
  a/. Năm 1976.                                                                          b/. Năm 1994.
  c/. Năm 2004.                                                                          d/. Năm 2006.
Câu 22: Ba trung tâm kinh tế tài chính lớ n của thế giới hình thành vào thập niên 70 của thế kỉ XX là:
  a/. Mĩ - Anh  - Pháp.                                                                b/. Mĩ - Liên Xô - Nhật Bản.
  c/. Mĩ - Tây Âu - Nhật Bản.                                                    d/. Mĩ - Đức - Nhật Bản.
Câu 23: Nền kinh tế Nhật Bản đạt được sự tăng trưởng "thần kì" vào những năm 60 - 60 của thế kỉ XX là do:
  a/. Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật của thế giới phát triển mạnh.
  b/. Làm giàu trong cuộc chiến tranh Mĩ xâm lược Triều Tiên.
  c/. Làm giàu trong cuộc chiến tranh Mĩ xâm lược Việt Nam.
  d/. Tất cả các nhân tố trên.

Bài 4:  QUAN HỆ QUỐC TẾ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
Câu 24: Mĩ phát động cuộc chiến tranh lạnh chống Liên Xô và các nước XHCN vào thời gian nào ?
  a/. Tháng 2/1945                                                                        b/. Ngày 12/3/1947
  c/. Tháng 7/1947                                                                        d/. Ngày 4/4/1949
Câu 25: Hậu quả nặng nề, nghiêm trọng nhất mang lại cho thế giới trong suốt thời gian cuộc chiến tranh lạnh là:
  a/. Các nước ráo riết, tăng cường chạy đua vũ trang .
  b/. Thế giới luôn ở trong tình trạng căng thẳng, đối đầu, nguy cơ bùng nổ chiến tranh thế giới .
  c/. Hàng ngàn căn cứ quân sự được thiết lập trên toàn cầu .
  d/. Các nước phải chi một khối lượng khổng lồ về tiền của và sức người để sản xuất các loại vũ khí hủy diệt .
Câu 26: Nhân vật nào không có mặt tại Hội nghị Ianta ?
  a/. Rudơven                                                                               b/. Đờgôn 
  c/. Xtalin                                                                                    d/. Sớcsin
Câu 27:Tại sao gọi là "trật tự hai cực Ianta" ?
  a/. Đại diện hai nước Liên Xô và Mĩ phân chia khu vực ảnh hưởng .
  b/. Tại Hội nghị Ianta, Liên Xô và Mĩ phân chia khu vực ảnh hưởng và đại diện cho hai phe.
  c/. Thế giới đã xãy ra nhiều cuộc xung đột ở Ianta.
  d/. Tất cả các lí do trên
Câu 28: Cuộc chiến tranh lạnh kết thúc đánh dấu bằng sự kiện
  a/. Hiệp ước về hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa (ABM ) nă 1972.
  b/. Định ước Henxinki năm 1975.
  c/. Cuộc gặp không chính thức giữa Busơ và Goocbachốp tại đảo Manta (12/1989)
  d/. Hiệp định về một giải pháp toàn diện cho vấn đề Campuchia (10/1991 ) 
Bài 5: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC - KĨ THUẬT SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
Câu 29:Cuộc Cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ  hai đã diễn ravào thời gian:
  a/. Thế kỉ XVII.                                                                         b/. Từ giữa thế kỉ XVIII.
  c/. Từ những năm 40 của thế kỉ XX.                                         d/. Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
Câu 30: Ý nghĩa then chốt, quan trọng nhất của cuộc cách mạng khoa học -kĩ thuật lần thứ  hai.
  a/. Tạo ra khối lượng hàng hóa đồ sộ.
  b/. Đưa con người sang nền văn minh trí tuệ.
  c/. Thay đổi một cách cơ bản các nhân tố sản xuất.
  d/. Sự giao lưu quốctế ngày càng được mở rộng.
Câu 31: Nước nào mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ ?
  a/. Mĩ                                                                                         b/. Liên Xô 
  c/. Nhật Bản                                                                              d/. Trung Quốc
 Câu 32: Hai cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật mà nhân loại đã trải qua, là những cuộc cách mạng nào ?
  a/.Cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII và cách mạng khoa học - kĩ thuật thế kỉ XX
  b/.Cuộc caćh mạng kĩ thuật thế kỉ XVIII và cách mạng khoa học - kĩ thuật thế kỉ XX
  c/.Cuộc cách mạng kĩ thuật và cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII - XIX vàcuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đang diễn ra từ những năm 40 của thế kỉ XX
  d/.Cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII - XIX và cuộc cách mạng công nghệ thế kỉ XX
Câu 33:  Đặc trưng cơ bản của cách mạng kỉ thuật là gì
  a/.Cải tiến việc tổ chức sản xuất
  b/.Cải tiến, hoàn thiện những phương tiện sản xuất (công cụ, máy móc… )
  c/.Cải tiến việc quản lí sản xuất

  d/.Cải tiến việc phân công lao động

No comments:

Post a Comment