Sunday, October 23, 2016

NỘI DUNG ÔN THI MÔN LỊCH SỬ 12: Cao trào CM 1936-1939 và Mặt trận Dân chủ Đông Dương.



NỘI DUNG ÔN THI MÔN LỊCH SỬ 12:  Cao trào CM 1936-1939 và Mặt trận Dân chủ Đông Dương.

1.Hoàn cảnh .
a. Thế giới:
-Sau khủng hoảng kinh tế 1929-1933, Chủ nghĩa phát xít Đức-Ý-Nhật và bè lũ tay sai đã trở thành nguy cơ lớn đe dọa hòa bình và an ninh thế giới.
-ĐH VII  QTCS (7/1935) chủ trương thành lập MTND chống CNPX và nguy cơ chiến tranh.
-1936 : Chính phủ MTND Pháp lên cầm quyền và ban bố những chính sách tự do dân chủ, áp dụng phần nào cho các nước thuộc địa.


b.Trong nước:
-Sau những năm CM tạm thời lắng xuống(1932-1935), tháng 3/1935, Đảng đã họp ĐH lần thứ nhất tại Ma Cao-TQ để phục hồi lực lượng.
- Khủng hoảng kinh tế 1929-1933, tiếp theo là khủng bố trắng kéo dài làm cho đời sống nhân dân ĐD hết sức ngột ngạt, yêu cầu cải thiện đời sống và các quyền tự do dân chủ đặt ra bức thiết.
-Căn cứ tình hình thế giới và trong nước, tiếp thu đường lối của QTCS, tại hội nghị TW Đảng (7/1936), Đảng ta nhận định:
+ Kẻ thù trước mắt cụ thể của nhân dân ĐD lúc này là bọn TD Pháp phản động, đồng thời cũng nhận thấy nguy cơ CNPX Nhật đang đe dọa hòa bình , an ninh ở ĐNÁ.
+Chuyển hướng nhiệm vụ CM: tạm gác khẩu hiệu “Độc lập dân tộc” và “Người cày có ruộng”, nêu cao nhiệm vụ trước mắt là chống phát xít, chống chiến tranh ĐQ, chống bọn phản động Pháp và tay sai.
+Mục tiêu: Đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình.
-Để thực hiện chủ trương trên, Đảng quyết định thành lập MTND phản đế ĐD, sau đổi thành MTDCĐD (3/1938).

2.MTDCĐD và phong trào đấu tranh đòi tự do ,dân chủ.
-8/1936: Phong trào Đông Dương đại hội.
-Đầu 1937: Đón phái viên Gôđa , đưa “dân nguyện”.
-Phong trào quần chúng công, nông bãi công, bãi thị, bãi khóa ở HN, HP, Vinh- Bến Thủy.
-Cuộc mít tinh ngày 1/5/1938 với 25.000 người tham gia ở nhà Đấu xảo (HN).
-Qua báo chí CM : Dân chúng, Lao động, Tin tức, Bạn dân; sách “Vấn đề dân cày”…Mặt trận đã tuyên truyền ,giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, phổ biến đường lối, chính sách của Đảng.
-Đấu tranh qua nghị trường: Đưa người của Đảng, MT DC vào các viện dân biểu Trung và Bắc Kì.

3.Ý nghĩa lịch sử:
-Là 1 cao trào CMDTDC rộng lớn, tập hợp và tổ chức đông đảo nhân dân tham gia đấu tranh.
-Làm cho uy tín và ảnh hưởng của Đảng mở rộng, ăn sâu trong quần chúng. Tổ chức Đảng được củng cố, tăng cường.
-Giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, đường lối của Đảng cho hàng triệu quần chúng. Xây dựng được đội ngũ chính trị đông đảo trong mọi tầng lớp nhân dân.
-Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu.
-Đây là cuộc diễn tập thứ 2 chuẩn bị cho CMT8.

No comments:

Post a Comment