Monday, October 24, 2016

NỘI DUNG ÔN THI MÔN LỊCH SỬ 12: Những thuận lợi và khó khăn của nước VNDCCH sau CMT8? Đảng và CT HCM đã lãnh đạo nhân dân ta giải quyết các khó khăn như thế nào?

NỘI DUNG ÔN THI MÔN LỊCH SỬ 12: Những thuận lợi và khó khăn của nước VNDCCH sau CMT8? Đảng và CT HCM đã lãnh đạo nhân dân ta giải quyết các khó khăn như thế nào?

1. Những thuận lợi và khó khăn của nước VNDCCH sau CMT8.

a. Thuận lợi:
-Thế giới : Sau CTTG 2, PTĐTGPDT phát triển mạnh mẽ …Hệ thống các nước tư bản (trừ Mĩ ) đã suy yếu. Lưc lượng so sánh giữa CM và phản CM có lợi cho ta .
-Trong nước: Nhân dân ta đang đà phấn khởi , tin tưởng ở sự lãnh đạo tài tình sáng suốt của Đảng và CT HCM nên sẵn sàng chiến đấu, quyết tâm bảo vệ thành quả  CMT8.


b. khó khăn :

* Đối nội :
-Nạn đói : Xảy ra cuối 1944 đầu 1945 vẫn còn nghiêm trọng.
-Nạn dốt : Do chính sách ngu dân của ĐQPK làm 95% dân số mù chữ. Đây là hạn chế về quyền làm chủ đất nước.
-Khó khăn về tài chính: ngân quỹ nhà nước trống rỗng ( Chỉ còn 1.230.000 đồng tiền rách), lạm phát tăng, giá cả sinh hoạt đắt đỏ; quân Tưởng lại tung tiền mất giá “quan kim”, “quốc tệ” ra thị trường làm cho tình hình tài chính của ta thêm rối loạn.
-Các tổ chức phản CM như Việt quốc, Việt cách, Đại Việt và bọn phản động trong các giáo phái ra sức hoạt động chống phá CM: Cướp chính quyền ở Yên Bái, Móng Cái,Vĩnh Yên  ; gây nhiều vụ bắt cóc, cướp của, giết người…

*Về đối ngoại: Là khó khăn nguy hiểm nhất đe dọa nền độc lập .
-Ở miền Bắc: Hơn 20 vạn quân Tưởng và tay sai kéo vào nước ta đưa yêu sách gây khó khăn nhiều mặt cho ta .
-Ở miền Nam: Hơn 1 vạn quân Anh kéo vào giải giáp quân đội Nhật, tạo điều kiện cho quân Pháp quay trở lại xâm lược VN.Trên đất nước ta lúc đó còn 6 vạn quân Nhật, một phần quân Nhật nghe lệnh quân Anh, tấn công lại CM ta.

2. Đảng và CT HCM đã lãnh đạo nhân dân ta giải quyết các khó khăn và xây dựng chế độ mới.

a.Nạn đói :
-Kết hợp các biện pháp trước mắt và lâu dài:
+CT HCM kêu gọi nhân dân ta nhường cơm xẻ áo, thực hiện “Hũ gạo tiết kiệm”, tổ chức “Ngày đồng tâm”…
+Tăng gia sản xuất với khẩu hiệu”Tấc đất ,tấc vàng”.
+Chia lại ruộng công, giảm tô 25%,bỏ thuế thân và 1 số loại thuế vô lí khác.
-Kết quả: Trong thời gian ngắn, nạn đói được đẩy lùi.

b.Nạn dốt:
-Ngày 8-9-1945 ,HCM kí sắc lệnh lập cơ quan Bình dân học vụ, Phát động phong trào xóa mù chữ trong toàn dân.
-Đến đầu 3-1946, ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có gần 3 vạn lớp học với 81 vạn học viên.
-Các trường tiểu học, trung học phát triển mạnh. Nội dung và phương pháp giáo dục bước đầu được đổi mới theo tinh thần dân tộc, dân chủ.

c.Tài chính:
-Xây dựng “Quỹ độc lập”, “Tuần lễ vàng”, phát hành tiền VN.
-Kết quả: Nhân dân cả nước đóng góp được 20 triệu đồng và 370kg vàng .Tiền VN được  lưu hành trong cả nước  (23-11-1946).
d. Xây dựng nền móng chế độ mới:
-6-1-1946: Tổng tuyển cử bầu Quốc hội (333 đại biểu) .
-2-3-1946, QH họp phiên đầu tiên, thành lập ban dự thảo Hiến pháp và thông qua danh sách Chính phủ liên hiệp kháng chiến do CT HCM đứng đầu.
-Tiếp đó ,ta bầu cử vào HĐND các cấp theo hình thức phổ thông đầu phiếu.
-11-1946 ,QH quyết định ban hành Hiến pháp đầu tiên của nước VNDCCH.

3.Chống nội phản, ngoại xâm.

a.Chống nội phản:
-Kiên quyết vạch trần bộ mặt thật, âm mưu và hành động chia rẽ, phá hoại của bọn Việt gian phản động.
-Chính phủ ra sắc lệnh giải tán :Đại Việt quốc gia xã hội đảng  và Đại Việt quốc dân đân đảng, thành lập tòa án quân sự trừng trị bọn phản CM.

b. Chống ngoại xâm: Sách lược đối với quân Tưởng ở miền Bắc và quân Pháp ở miền Nam.
* Trước ngày 6-3-1946: Hòa với Tưởng để đánh Pháp.
-Hòa với Tưởng:
+Kimh tế : Cung cấp 1 phần lương thực, thực phẩm , nhận tiêu tiền “quan kim”, “quốc tệ”.
+Chính trị: Cho tay sai của Tưởng ( Việt quốc, Việt cách) 70 ghế trong Quốc hội.
-Đánh Pháp :
+Từ đêm 22 rạng ngày 23-9-1945 , được sự giúp đỡ của quân Anh, TD Pháp bắt đầu cuộc chiến tranh xâm lược VN.
+Nhân dân Nam Bộ và Nam Trung Bộ đã anh dũng k/c, kiên quyết chống lại sự xâm lược của chúng với mọi hình thức, bằng mọi loại vũ khí.
+Sau Hội nghị Xứ ủy Nam Kì  (Cuối 10-1945), phong trào được gây dựng lại, các cơ sở chính trị, vũ trang  được phát triển.
+Cả nước ủng hộ Nam Bộ k/c với phong trào “Nam tiến”.
*Từ 6-3-1946: Hòa với Pháp để đuổi Tưởng.
-Ngày 28-2-1946: Pháp và Tưởng kí kết Hiệp ước Hoa –Pháp, theo đó, Pháp nhượng cho Tưởng 1 số quyền lợi tại TQ, Tưởng được chở hàng hóa qua cảng Hải Phòng vào TQ không phải đóng thuế. Đổi lại, Pháp được thay quân Tưởng giải giáp quân Nhật ở miền Bắc.
-Hiệp ước Hoa –Pháp đặt nhân dân ta trước 2 con đương phải lựa chọn: Hoặc là đứng lên chống Pháp ngay, hoặc chủ động đàm phán với Pháp để tranh thủ thời gian hòa hoãn , xây dựng và củng cố lực lượng. Ta chọn  giải pháp thứ hai.
-Ngày 6-3-1946, CT HCM kí với Pháp Hiệp định sơ bộ :
+Chính phủ Pháp công nhận VN là 1 quốc gia tự do, có chính phủ, có nghị viện, có quân đội và có tài chính riêng nằm trong khối liên hiệp Pháp.
+Chính phủ VN đồng ý cho 15.000 quân Pháp ra Bắc thay quân Tưởng giải giáp quân Nhật, số quân  này sẽ rút dần trong 5 năm.
+Hai bên ngừng bắn ở Nam Bộ để tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đàm phán hòa bình ở Pari.
-Sau Hiệp định sơ bộ 6-3-1946, do thái  độ ngoan cố của Pháp nên cuộc đàm phán giữa đại diện hai nước tại Hội nghị Phôngtennơplô kéo dài hai tháng thất bại. Trong khi đó ở ĐD, quân Pháp ngày càng tăng cường khiêu khích. Nhằm tranh thủ thời gian hòa hoãn, CT HCM đã kí tiếp với Pháp bản Tạm ước Việt –Pháp (14-9-1946): Nhượng bộ thêm cho Pháp 1 số quyền lợi về kinh tế, văn hóa…

4. Ý nghĩa : Việc giải quyết các khó khăn sau CMT8 đã chứng tỏ:
-Nhân dân ta rất yêu nước, tin tưởng và gắn bó với chế độ mới, đoàn kết xung quanh Đảng và Chính phủ, phát huy quyền làm chủ đất nước.
-Đảng và CT HCM đã đề ra chủ trương sáng suốt ,đúng đắn, đưa CMVN thoát khỏi tình thế hiểm nghèo “Ngàn cân treo sợi tóc”, sẵn sàng bước vào cuộc chiến đấu lâu dài với  TD Pháp mà ta biết chắc là  không thể tránh khỏi.

-Chủ trương của Đảng thể hiện sự cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về phương pháp, biết lợi dụng mâu thuẫn giữa các kẻ thù , không cho chúng tập hợp lực lượng chống phá ta.

No comments:

Post a Comment