Monday, October 24, 2016

NỘI DUNG ÔN THI MÔN LỊCH SỬ 12: Vì sao Đảng ta phát động cuộc kháng chiến toàn quốc vào ngày 19-12-1946? Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống Pháp?

NỘI DUNG ÔN THI MÔN LỊCH SỬ 12: Vì sao Đảng ta phát động cuộc kháng chiến toàn quốc vào ngày 19-12-1946? Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống Pháp?

1. Vì sao Đảng ta phát động cuộc kháng chiến toàn quốc vào ngày 19-12-1946


a.Về phía Pháp :
-Không nghiêm chỉnh thi hành Hiệp định sơ bộ 6-3 và Tạm ước 14-9-1946.
-Pháp vẫn tăng cường khiêu khích ta:
+27-11-1946: chiếm đóng Hải Phòng.
+17-12-1946: cho quân bắn đại bác vào phố Hàng Bún, trụ sở Bộ tài chính…ở HN.
+18-12-1946: Đỉnh cao của sự khiêu khích, chúng gửi tối hậu thư buộc chính phủ ta phải giải tán lực lượng vũ trang tự vệ và giao quyền kiểm soát thủ đô HN cho chúng .

b. Về phía ta:
-Nghiêm chỉnh thi hành Hiệp định sơ bộ 6-3 và Tạm ước 14-9-1946, tranh thủ thời gian hòa hoãn để chuẩn bị lực lượng .
-11-1946: QH ban hành Hiến pháp đầu tiên của nước VNDCCH. Đó là cơ sở pháp lí để ta đấu tranh với địch, bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc.
-Khi TD Pháp tăng cường các hành động khiêu khích đến mức tột cùng, nhân dân ta phải lựa chọn con đường đứng lên cầm vũ khí kháng chiến để bảo vệ độc lập, tự do.
-19-12-1946 : CT HCM thay mặt Đảng và Chính phủ ra “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”. Cuộc k/c toàn quốc bùng nổ.

2. Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống Pháp.
 Theo chỉ thị Toàn dân kháng chiến (22-12-1946) của TWĐ, đầu năm 1947, TBT Trường Chinh đã viết 1 loạt bài để giải thích đường lối kháng chiến, sau được tập hợp in thành sách “Kháng chiến nhất định thắng lợi”với những nội dung chính:
a. Toàn dân: Cuộc k/c của ta chống TD Pháp là cuộc chiến tranh chính nghĩa, vì lợi ích của toàn dân và do toàn dân tiến hành.
b. Toàn diện:
-Quân sự: Mỗi người dân là 1 chiến sĩ, mỗi đường phố,thôn xóm là 1 pháo đài. Phải bằng mọi cách, mọi hình thức tiêu diệt sinh lực địch, đè bẹp ý chí xâm lược của địch, tiến lên giải phóng đất đai.
-Chính trị: Thực hiện đoàn kết toàn dân trong 1 mặt trận thống nhất, củng cố chính quyền, thống nhất quân  dân , thực hiện chính sách địch vận làm suy yếu, tan rã ngụy quân ngụy quyền.
-Kinh tế: Đấu tranh chống sự phá hoại và lũng đoạn KT của địch. Đẩy mạnh sản xuất, xây dựng kinh tế, bồi dưỡng sức dân.
-Văn hóa- giáo dục: Chống văn hóa nô dịch, ngu dân của địch. Xây dựng nền văn hóa dân tộc- khoa học và đại chúng.
c. Trường kì và tự lực cánh sinh:
-Trường kì: Khi bắt đầu cuộc chiến, so sánh tương quan lực lượng thì địch mạnh hơn ta gấp bội. Địch muốn “Đánh nhanh thắng nhanh”, ta phải đánh lâu dài và tự lực cánh sinh. Có như vậy mới phát huy thế mạnh của ta về chính tri và tinh thần để khắc phục  dần những nhược điểm tạm thời về vật chất, kĩ thuật, khiến ta càng đánh càng mạnh và giành được thắng lợi cuối cùng.
-Tự lực cánh sinh: Dựa vào sức mình là chính nên vừa sản xuất vừa chiến đấu.

3. Ý nghĩa và tác dụng:
-Toàn bộ đường lối k/c thấm nhuần tư tưởng chiến tranh nhân dân sâu sắc. Nó chứng tỏ cuộc k/c của ta mang tính chất chính nghĩa nên được nhân dân ủng hộ.

-Đường lối k/c đã có tác dụng động viên, dẫn dắt  toàn dân ta tiến hành cuộc k/c dưới sự lãnh đạo của Đảng và CT HCM, dù phải vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ, nhưng nhất định giành được thắng lợi cuối cùng.

No comments:

Post a Comment