Saturday, October 22, 2016

ÔN THI MÔN LỊCH SỬ LỚP 12: Sau CTTG thứ nhất Pháp đã thực hiện chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai tại VN đã làm biến đổi về kinh tế và xã hội VN như thế nào?Phân tích thái độ chính trị và khả năng Cách mạng của các giai cấp trong xã hội VN sau CTTG thứ nhất?

ÔN THI MÔN LỊCH SỬ LỚP 12: Sau CTTG thứ nhất Pháp đã thực hiện chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai tại VN đã làm biến đổi về kinh tế và xã hội VN như thế nào?Phân tích thái độ chính trị và khả năng Cách mạng của các giai cấp trong xã hội VN sau CTTG thứ nhất?

1. Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai tại VN:
a. Nguyên nhân và mục đích:
Sau CTTG thứ nhất Pháp tuy là 1 nước thắng trận nhưng bị tàn phá nặng nề, kinh tế kiệt quệ. Để bù đắp những thiệt hại to lớn đó,Pháp tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai tại Đông Dương.


b. Những biến đổi về kinh tế:
Đây là cuộc khai thác triệt để với quy mô to lớn nhằm mục đích vơ vét bóc lột càng nhiều càng tốt,làm kinh tế có những biến đổi mạnh mẽ.
-Tư bản Pháp đầu tư mạnh vào hai ngành nông nghiệp và khai thác mỏ.
+Trong nông nghiệp:chú trọng vào việc khai thác cao su. Nhiều công ty cao su lớn ra đời như công ty Đất Đỏ, công ty Misơlanh với số vốn tăng gấp mười lần.
+Trong khai mỏ: chú trọng vào việc khai thác than đá .Pháp đã lập thêm một số công ty mới như công ty than Hạ Long, Đồng Đăng.
-Các ngành công nghiệp chế biến, thương nghiệp, giao thông vận tải đều phát triển để phục vụ đắc lực cho việc khai thác.
-Chính sách thuế khóa nặng nề. Để độc chiếm Đông Dương thực dân Pháp đã ban hành đạo luật đánh thuế nặng vào các hàng hóa nhập vào từ nước ngoài (Nhật, Trung Quốc), do đó hàng hóa Pháp tràn ngập thị trường Đông Dương.
-Pháp độc quyền phát hành giấy bạc và nắm tất cả các ngành kinh tế Đông Dương.
Tóm lại,với cuộc khai thác lần 2, TDP đã du nhập vào VN quan hệ sản xuất TBCN trong một chừng mực nhất định, dưới hình thức hỗn hợp, xen kẽ với QHSX phong kiến làm cho nền kinh tế VN có phát triển thêm một bước nhưng vẫn bị kìm hãm và lệ thuộc kinh tế Pháp.

c.Những  biến đổi về xã hội:
-Xã hội VN phân hóa sâu sắc: bên cạnh giai cấp cũ (như địa chủ, nông dân), đã xuất hiện những tầng lớp mới (như tư sản, tiểu tư sản, công nhân).
-Những tầng lớp trên có lợi ích riêng khác nhau nên thái độ chính trị cũng khác nhau và khả năng cách mạng khác nhau.

2.Phân tích khả năng cách mạng của các tầng lớp giai cấp.
a.Giai cấp địa chủ phong kiến:
-Là chỗ dựa của CNĐQ,cấu kết chặt chẽ với ĐQ để ngày càng tăng cường chiếm đoạt ruộng đất, đàn áp chính trị đối với nông dân.
-Tuy nhiên cũng có một bộ phận, nhất là địa chủ nhỏ có tinh thần yêu nước đã tham gia phong trào khi có điều kiện.

b. Giai cấp tư sản:
-Ra đời sau CTTG1 , phần đông làm thầu khoán hoặc đại lý , một số có vốn lập công ty .
-Bị tư sản Pháp chèn ép nên thế lực kinh tế yếu.
-Giai cấp tư sản dần phân hóa thành 2 bộ phận:
+Tư sản mại bản: Có quyền lợi kinh tế gắn chặt với ĐQ nên cấu kết chặt chẽ với ĐQ.
+Tư sản dân tộc: Có khuynh hướng kinh doanh độc lập, ít nhiều có tinh thần dân tộc, dân chủ chống đế quốc, phong kiến nhưng dễ thỏa hiệp khi ĐQ mạnh.



c. Giai cấp tiểu tư sản:
-Gồm : tiểu thương, chủ xưởng nhỏ, viên chức, trí thức, học sinh, sinh viên…
-Ra đời sau CTTG1, bị Pháp chèn ép, bạc đãi, đời sống bấp bênh.
-Bộ phận  trí thức, học sinh, sinh viên có điều kiện tiếp xúc với các trào lưu văn hóa tiến bộ bên ngoài nên có tinh thần hăng hái cách mạng.Đó là lực lượng quan trọng của CM dân tộc dân chủ.

d.Giai cấp nông dân:
-Chiếm trên 90 % dân số, chịu 2 tầng áp bức, bóc lột nặng nề của ĐQ, PK.
-Họ bị bần cùng hóa và phá sản trên quy mô lớn. Một bộ phận nhỏ rời làng ra đi làm công nhân.
-Là lực lượng đông đảo và hăng hái nhất của CM.

e.Giai cấp công nhân:
-Hình thành trong cuộc khai thác lần 1, phát triển nhanh về số lượng và chất lượng trong cuộc khai thác lần 2 (trước CT có 10 vạn, đến 1929 có hơn 22 vạn).
-Ngoài đặc điểm chung của giai cấp công nhân quốc tế:
+Đại diện cho phương thức sản xuất tiến bộ nhất.
+Có ý thức tổ chức, kỉ luật cao.
+Có tinh thần triệt để CM.
+Sống và làm việc tập trung.
-Giai cấp công nhân VN còn có những đặc điểm riêng :
+Bị 3 tầng áp bức bóc lột: ĐQ, PK, TS.
+Có quan hệ tự nhiên gắn bó với nông dân.
+Kế thừa truyền thống yêu nước và bất khuất của dân tộc.
+Sớm tiếp thu ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin, phong trào CMTG, CMT10 Nga  truyền bá vào VN.
-Với những đặc điểm trên, giai cấp công nhân VN sớm trở thành 1 lực lượng chính trị độc lập, thống nhất trong cả nước. Là giai cấp đảm nhiệm sứ mệnh lịch sử lãnh đạo CMVN đến toàn thắng.

*KL:Vậy XHVN có hai mâu thuẫn cơ bản:
-Mâu thuẫn dân tộc: giữa dân tộc VN – thực dân Pháp.
-Mâu thuẫn giai cấp: giữa nông dân – phong kiến.

Do đó CMVN có hai nhiệm vụ là chống ĐQ và PK.

No comments:

Post a Comment