Sunday, October 23, 2016

NỘI DUNG ÔN THI MÔN LỊCH SỬ 12: Nguyên nhân ,diễn biến và ý nghĩa của phong trào Cách mạng 1930-1931 và Xô Viết nghệ Tĩnh? Chứng minh XVNT là hình thái sơ khai của chính quyền công nông nước ta, chính quyền của dân, do dân, vì dân.



NỘI DUNG ÔN THI MÔN LỊCH SỬ 12: Nguyên nhân ,diễn biến và ý nghĩa của phong trào Cách mạng 1930-1931 và Xô Viết nghệ Tĩnh? Chứng minh XVNT là hình thái sơ khai của chính quyền công nông nước ta, chính quyền của dân, do dân, vì dân.

1. Nguyên nhân:

a.Kinh tế: Ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đã làm nền kinh tế nước ta tiêu điều, đời sống nhân dân càng cơ cực, nhất là ở 2 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh.
b.Chính trị:Chính sách đàn áp khủng bố tàn khốc của Pháp làm cho nhân dân càng căm phẫn và quyết tâm đấu tranh giành quyền sống của mình.
-ĐCSVN ra đời, đã kịp thời lãnh đạo cuộc đấu tranh quyết liệt.

2.Diễn biến:
a.Toàn quốc: nổ ra mạnh mẽ trong nửa đầu năm 1930:
-2/1930: 3000 Cn Phú Riềng bãi công.
-4/1930: 4000 Cn nhà máy sợi Nam Định bãi công.
-Công nhân xưởng cưa Bến Thủy, nhà máy xi măng Hải Phòng, đồn điền Dầu Tiếng bãi công..
-Nông dân ở Hà Nam, Thái Bình, Nghệ An…đấu tranh.

b. Nghệ Tĩnh: phong trào phát triển mạnh mẽ ,quyết liệt từ ngày 1/5/1930.
-1/5/1930 (ngày QTLĐ) :Cn nhà máy diêm,xưởng cưa Bến Thủy (N.An) và hàng ngàn nông dân phụ cận thị xã Vinh biểu tình thị uy, giương cao cờ đỏ búa liềm đồi tăng lương ,giảm giờ làm, giảm sưu thuế, chống khủng bố …Pháp cho quân xả súng vào đoàn biểu tình làm chết và bị thương nhiều người.
-1/8/1930 (ngày QT chống chiến tranh): phong trào phát triển lên 1 bước mới.
-12/9/1930: Đỉnh cao của phong trào CM1930-1931 ở Nghệ Tĩnh với cuộc biểu tình của 20.000 người nổ ra ở Hưng Nguyên,  bị đàn áp đẫm máu .
-Trong suốt tháng 9+10: khí thế đấu tranh sôi sục , quyết liệt làm bộ máy chính quyền thực dân phong kiến ở nông thôn tan rã . Các ban chấp hành nông hội xã  do các chi bộ Đảng lãnh đạo dứng ra quản lí mọi mặt đời sống chính trị, xã hội ở nông thôn theo kiểu các Xô Viết ở Liên Xô  nên gọi là XVNT, tồn tại được 4,5 tháng thì bị đàn áp dã man.

3. Ý nghĩa của phong trào Cách mạng 1930-1931 và Xô Viết nghệ Tĩnh:
-Là 1 sự kiện lịch sử trọng đại  trong LSCM VN: giáng 1 đòn quyết liệt vào bè lũ đế quốc  và phong kiến.
-Qua cao trào khẳng định được năng lực lãnh đạo tài tình của Đảng cùng với sự đoàn kết của công –nông –quần chúng có khả năng lật đổ nền thống trị của ĐQPK, để xây dựng cuộc sống mới.
-Phong trào CM 1930-1931 với đỉnh cao XVNT là cuộc diễn tập đầu tiên chuẩn bị cho thắng lợi của CMT8 sau này.
-Để lại nhiều bài học kinh nghiệm:
+Thành lập liên minh công-nông.
+Dùng bạo lực CM quần chúng giành chính quyền.
+Thành lập chính quyền CM.

4. Chứng minh XVNT là hình thái sơ khai của chính quyền công nông nước ta, chính quyền của dân, do dân, vì dân.
a.XVNT đã đem lại nhiều lợi ích căn bản cho nhân dân:
-Kinh tế: Chia ruộng đất cho nông dân, bắt địa chủ bỏ tô, bãi bỏ các thuế của ĐQ, PK.
-Chính trị:Lần đầu tiên nhân dân ta thật sự nắm chính quyền ở địa phương, thực  hiện các quyền tự do dân chủ…Kiên quyết trấn áp bọn phản CM.
-Xã hội: Học chữ Quốc ngữ, bài trừ mê tín, dị đoan và các hủ tục. Tổ chức các hội quần chúng (nông hội, công hội, hội cứu tế đỏ, hội phụ nữ…) Mỗi làng tổ chức các đội tự vệ vũ trang giữ trật tự trị an cho làng xóm.
b.XVNT chỉ là hình thái sơ khai  vì chưa lập được bộ máy chính quyền hoàn chỉnh, chưa giải quyết triệt để vấn đề ruộng đất (Không tịch thu ruộng đất của địa chủ).

No comments:

Post a Comment